Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không và cách giảm đau hiệu quả

Thoái hóa cột sống là quá trình diễn ra hết sức tự nhiên và là điều không ai có thể thể tránh khỏi khi tuổi tác ngày một cao. Bệnh hay gặp nhất ở những người trung niên. Vậy bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? và làm cách nào để giảm đau hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.


———Mục lục (Ấn vào đây để xem nhanh mục cần đọc)———

Dấu hiệu nhận biết của thoái hóa cột sống

Giai đoạn 1

Trong đoạn đầu của bệnh thoái hóa cột sống, cơ thể người bệnh dần mất đi sự cân bằng vốn có. Đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể cũng bị biến đổi theo, làm gia tăng áp lực lên các bộ phận xung quanh xương sống, chẳng hạn như đĩa đệm, khớp, dây thần kinh… khiến chúng lão hóa nhanh hơn. Tuy nhiên, vì cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh để thích ứng nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau hay các triệu chứng nào khác.


Dấu hiệu nhận biết của thoái hóa cột sống


Nếu như sớm được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn này, tình trạng thoái hóa cột sống sẽ được cải thiện tối đa hoặc đảo ngược.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này người bệnh có thể bị đau, nhức, căng thẳng và mệt mỏi. Cột sống xuất hiện nhiều vấn đề hơn như gai cột sống, hẹp đĩa đệm. Tư thế có sự thay đổi rõ rệt do mất tầm vận động của các khớp. Chiều cao giảm và hẹp ống sống cũng có thể xảy ra. Tình trạng này thường gặp ở 80% nam giới và 76% nữ giới độ tuổi 40.

Trong giai đoạn 2 này, việc chữa trị bằng các phương pháp bảo tồn như trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu… vẫn mang lại hiệu quả tốt. Do vậy bệnh nhân cần chú ý nhận biết triệu chứng thoái hóa cột sống để điều trị kịp thời.



Giai đoạn 3

Để cho bệnh thoái hóa cột sống phát triển đến tận giai đoạn này, chứng tỏ bạn không quan tâm chăm sóc sức khỏe cột sống tốt trong nhiều năm liền. Hậu quả là cơ thể thiếu hụt năng lượng, giảm chiều cao, tổn thương nặng hệ thống dây thần kinh. Bệnh nhân còn bị hạn chế chuyển động, đường cong sinh lý bất thường, tư thế mất cân bằng, hình thành những mô sẹo vĩnh viễn và biến dạng xương nghiêm trọng.

Ở giai đoạn này, việc điều trị bằng phương pháp bảo tồn không còn tác dụng nhiều, chủ yếu chỉ để giảm các triệu chứng đau nhức.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh kèm theo đó là sự mất cân bằng và giới hạn chuyển động nghiêm trọng. Hầu hết vấn đề đã phát sinh trong các giai đoạn trước sẽ trở thành tổn thương vĩnh viễn. Một số trường hợp teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, viêm cột sống dính khớp, cột sống biến dạng, bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Ưu điểm của phẫu thuật là cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, cơn đau sẽ được giải quyết ngay lập tức. Tuy nhiên, kèm theo đó là nguy cơ biến chứng sau mổ, tỷ lệ tái phát đáng kể và chi phí cao.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa cột sống, bệnh nhân cần phải làm một số xét nghiệm hình ảnh X-quang hoặc MRI. Hình X-quang có thể giúp bác sĩ "nhìn thấy" toàn bộ cấu trúc xương sống của bạn và phát hiện ra được những vấn đề như hẹp ống sống, gai cột sống, biến dạng xương hoặc viêm xương khớp.

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không


Cột sống con người bao gồm rất nhiều đốt sống được nối lại với nhau bằng dây chằng, gồm có: dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vòng và dây chằng liên gai sống. Điểm đặc biệt trong cấu trúc của dây chằng dọc sau là có chứa nhiều thụ thể thần kinh cảm giác nên khi chạm vào đấy dễ gây đau. Do đó, cột sống bị thoái hóa hay bị chấn thương không chỉ ảnh hưởng đến sự chuyển động và khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể mà còn có thể gây đau, mất cảm giác hoặc liệt ở phần cơ thể tương ứng.




Dấu hiệu nhận biết của thoái hóa cột sống


Thoái hóa cột sống thường không gây ra bất kỳ nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc, nếu để lâu không điều trị có thể gây tê liệt vùng bị thoái hóa. Thoái hóa cột sống diễn ra rất từ từ, là giai đoạn của cả một quá trình thoái hóa xương khớp. Vì vậy nên người bệnh thường chủ quan không để ý đến sự nguy hiểm của nó. Dưới đây là một vài biến chứng phổ biến nguy làm tăng thêm mức độ gây hại nghiêm trọng của thoái hóa cột sống.

  • Suy giảm chức năng vận động: Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai ở đốt sống. Từ đó khiến cho bệnh nhân khó cử động. Người bệnh có thể sẽ không ngoái được cổ, hay cúi gập người. Việc đứng lên ngồi xuống cũng trở nên khó khăn.
  • Chèn ép lên dây thần kinh: Tình trạng cột sống bị thoái hóa sẽ mọc gai ở các đốt sống. Lâu dần, gai sẽ chèn ép vào dây thần kinh gây bại liệt.
  • Gây ra thoát vị đĩa đệm: Một khi cột sống đã bị thoái hóa, thì chỉ cần một tác nhân đủ mạnh, đĩa đệm sẽ bị chèn ép và thoát vị. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, không thể cử động. Chưa kể đến các nguy cơ tiềm ẩn khác như đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, thậm chí là tàn phế.
  • Rối loạn tiền đình: Hội chứng rối loạn tiền đình xảy ra khi thoái hóa làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu. Người bệnh bị rối loạn tiền đình sẽ cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, ăn ngủ kém. Đặc biệt người già thường bị chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.

Biện pháp giảm đau tạm thời

Biện pháp giảm đau tạm thời

  • Chườm ấm/nóng vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 – 2 lần/ngày.
  • Xoa bóp, vận động nhẹ nhàng vùng cột sống thắt lưng.
  • Nghỉ ngơi mỗi khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp.
  • Dùng gậy, nạng hoặc các dụng cụ hỗ trợ khi đi lại nhằm mục đích làm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp.
  • Điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu (phương pháp bảo tồn)
  • Áp dụng máy kéo giãn cột sống có tác dụng làm rộng lỗ gian đốt sống, tạo thuận để đưa đĩa đệm về vị trí cũ, trị đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu…
  • Di động cột sống có tác dụng làm rộng lỗ gian đốt sống, tạo thuận để đưa đĩa đệm về vị trí cũ, trị đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu…
  • Chạy điện trị liệu, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu, tử trường trị liệu, hồng ngoại trị liệu có tác dụng kháng viêm, trị đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu…
  • Bài tập về nhà có tác dụng tập mạnh cơ lưng, cơ bụng, cơ cổ…
  • Một số loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như: Paracetamol, Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, voitaren emugel, profenid gel, Eperisone, Myonal, Tolperisone, Mydocalm…

Người bệnh hãy để ý đến từng tư thế, động tác trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ cột sống tránh khỏi tác động xấu, hạn chế khả năng bị thoái hóa.


#thoái hóa cột sống
#thoatvidiadem.net 
#lưu đức chương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét