Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Phụ nữ bị đau thần kinh tọa khi mang thai cần chú ý những vấn đề gì?

Mang thai và làm mẹ được coi là thiên chức của người phụ nữ. Khi mang thai, người phụ nữ phải chịu đựng rất  nhiều nỗi vất vả, nào là chuyện thai nghén, mất ngủ, thay đổi tâm sinh lý, nội tiết… Có một vấn đề khác cũng hết sức nghiêm trọng là hiện tượng đau thần kinh tọa khi mang thai

Nội dung bài viết

Từ giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ, cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt, những cơn đau lưng bắt đầu xuất hiện. Một phần vì áp lực của bào thai tác động lên, một phần vì đau thần kinh tọa.

Triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai


Đau thần kinh tọa là thuật ngữ để miêu tả hiện tượng đau từ thắt lưng xuống đến bàn chân. Cũng giống như đau thần kinh tọa ở người bình thường, phụ nữ mang thai bị đau thần kinh tọa thường có những biểu hiện triệu chứng tiêu biểu như sau:

  • Bị đau nhói phía sau chân và mông
  • Vùng xương chậu cũng cảm thấy đau
  • Có cảm giác như đang bị kim châm, đau ở cẳng chân và bàn chân
  • Bị tê liệt chân
  • Một số người cảm thấy đau dữ dội nhưng cũng có một số người chỉ đau âm ỉ
Mẹ bầu nên cảnh giác với chứng đau thần kinh tọa khi mang thai

Nguyên nhân nào khiến phụ nữ mang thai bị đau thần kinh tọa



Có rất nhiều nguyên nhân được xác định là yếu tố gây đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ nêu một số nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp như sau:

Do sự thay đổi hormon

Thay đổi hormon là điều rất bình thường mà phụ nữ mang thai nào cũng từng trải qua. Nội tiết tố của người phụ nữ estrogen bị thiếu hụt gây ra hiện tượng đau thần kinh tọa

Do bào thai dần phát triển lớn hơn


Theo thời gian, kích thước bào thai càng lớn kéo theo nhiều hệ lụy mà người mẹ phải chịu đựng. Điển hình là sức nặng của cơ thể tăng lên nhanh chóng khiến vùng thắt lưng phải chịu những áp lực rất lớn trong khoảng thời gian dài mang thai. Từ đó các dây thần kinh dễ dàng bị chèn ép gây hiện tượng đau thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ lưng rồi lan xuống tới bàn chân
Thai nhi phát triển gây đè nén lên các dây thần kinh khiến mẹ bị đau thần kinh tọa


Ngoài ra phần đầu của em bé cũng có thể đè lên các dây thần kinh tọa, khi bé xoay người hoặc thay đổi tư thế sẽ khiến mẹ bị đau nhiều ở mông, lưng và chân. Đây cũng là điều dễ hiểu

Các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm và cột sống


Sự tăng cân chóng mặt một phần do người mẹ phải bổ sung đầy đủ, thậm chí nhiều người ăn thật nhiều chỉ mong thai nhi được phát triển toàn diện. Mặt khác do trọng lượng của thai nhi làm sức nặng của cơ thể người mẹ gây áp lực đến xương khớp gây thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý về cột sống.

>> https://thoatvidiadem.net/dia-chi-kham-dau-than-kinh-toa.html

Khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy đĩa đệm sẽ thoát ra khỏi vị trí ban đầu của nó ra ngoài gây chèn ép các rễ dây thần kinh tọa. Tình trạng dần trở nên xấu hơn khi thoát vị đĩa đệm vào thời kỳ mang thai của người phụ nữ. Thai phụ sẽ phải chịu những cơn đau đớn khó chịu gấp nhiều lần so với người bình thường.

Nếu người mẹ có tiền sử bị bệnh đau thần kinh tọa thì khi mang thai bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy trong giai đoạn này, người phụ nữ rất cần sự quan tâm, chia sẻ của những người thân xung quanh, đặc biệt là người chồng. Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh thì hãy đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?


Thông thường phụ nữ bị đau thần kinh tọa chỉ trong khoảng thời gian ngắn khi mang thai. Triệu chứng đau thần kinh tọa xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng cuối của thai kỳ, kích thước và cân nặng của em bé càng lớn thì tình trạng đau càng nhiều.
Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không
Những cảm giác đau vẫn còn có thể tiếp tục diễn ra dai dẳng một vài tháng sau khi bạn sinh em bé. Mặc dù lúc này các tác nhân gây đè nén dây thần kinh tọa không còn nữa.


Xem thêm: Công dụng của sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa

Nên làm gì khi bị đau thần kinh tọa khi mang thai


  • Cần kiểm soát mức độ tăng cân một cách hợp lý vì tăng cân quá nhanh gây những áp lực đột ngột lên hệ thống xương khớp trong cơ thể 
  • Chườm nóng vào nơi bạn cảm thấy đau 
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Các mẹ bầu có thể đến những câu lạc bộ chia sẻ kiến thức về mang thai và sinh con, tham gia các khóa tập yoga…
  • Chú ý tư thế nằm khi ngủ, hãy nằm nghiêng về một bên mà bạn cảm thấy thỏa mái nhất. Một chiếc gối thật êm kê giữa hai đầu gối sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn đấy 
  • Bơi lội là giải pháp tốt giúp phụ nữ mang thai vượt qua cơn đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép 
  • Kết hợp xoa bóp bấm huyệt và các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn thỏa mái hơn, những cơn đau cũng sẽ dịu bớt dần 
  • Nếu tình trạng đau quá nặng hãy đi khám ngay để bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó đưa ra giải pháp điều trị vừa tốt cho mẹ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi 
  • Cân đối trong chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhưng cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây béo phì, tăng cân không kiểm soát gây nhiều loại bệnh liên quan khác
Tập thể dục là phương pháp tốt giúp giảm đau thần kinh tọa


Tổng kết lại thì hiện tượng đau thần kinh tọa khi mang thai là hiện tượng không phải là hiếm gặp. Hiện tượng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ khi thai nhi đã phát triển gần như toàn diện và có sự tăng trưởng lớn về cân nặng. Mẹ bầu cần nắm rõ những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để thực hiện những biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tình trạng đau. Cuối cùng chúng tôi cũng xin nhắn nhủ đến những người đàn ông hãy quan tâm chăm sóc với người vợ của mình nhiều hơn, đặc biệt là ở giai đoạn thai kỳ đầy gian nan này.

#thần kinh tọa
#thoatvidiadem.net 

#nguyễn thị hồng yến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét